Có lẽ điểm chung của tôi,ắckẹtvàđánhđổivớixemáxổ số thứ năm miền bắc nhiều người khác và tác giả bài viết Khổ sở vì đi làm xa 30 km sau khi bỏ phố về quê đó là đang bị mắc kẹt với chiếc xe máy ở đô thị. Hàng ngày tôi cũng đi làm với quãng đường xa tương nhưng có thâm niên hơn tác giả bài viết trên.
Thời gian gần đây, do bị đau nhiều ở vùng lưng, một tuần tôi xin tá túc ở nhà bạn, cách công ty chỉ 7 km để tiện di chuyển. Thế nhưng điều tôi không ngờ đến đó là dù ở gần hơn nhưng tần suất đi trễ của tôi tăng đáng kể.
Trước đây, do biết thân phận ở xa, buổi tối tôi chủ động đi ngủ sớm để khoảng 5h rưỡi dậy, ăn sáng và chuẩn bị mọi thứ để 6h15 là ra khỏi nhà. Ấy thế mà tôi vẫn là một trong những người đi sớm nhất công ty. Từ khi có chỗ ở gần hơn, giờ đi ngủ của tôi trễ hơn một xíu, dậy muộn hơn một xíu nên kết cục muộn giờ check-in.
Tôi đã hiểu lý do mà bấy lâu nay tôi thắc mắc vì sao nhiều đồng nghiệp, rõ là ở gần công ty hơn tôi nhưng họ luôn đi trễ hơn tôi (và trễ so với giờ chấm công). Một nguyên nhân chính đó là vào buổi sáng, trên nhiều con đường Sài Gòn, chỉ cần bạn đi trễ độ 5 đến 10 phút thôi là sẽ bị xoáy vào vòng kẹt xe.
Một đoạn đường chỉ 5-7 km nhưng phải mất 20-25 phút di chuyển. Bạn tôi ở Hà Nội, bảo rằng đoạn đường đó có khi mất hơn cả tiếng đồng hồ mới đến nơi, vào giờ cao điểm.
Không một kỹ sư nào có thể thiết kế ra con đường đảm bảo nó sẽ luôn thông thoáng nếu phương tiện chính di chuyển trên đó là xe cá nhân. Tôi nhận ra mình và nhiều người khác đang mắc kẹt với chiếc xe máy: tốn công sức, thời gian và tiền bạc.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 (cuộc khảo sát được thực hiện với hai đối tượng sử dụng xe máy chủ yếu là học sinh tuổi từ 14-18 và người đi làm tuổi từ 30-40), cả hai nhóm đều sử dụng xe máy với tần suất dày, trung bình 6,9 ngày trên 1 tuần (7 ngày). Qua đó, mỗi học sinh sẽ di chuyển trung bình gần 16km mỗi ngày, trong khi người đi làm di chuyển quãng đường xa gần gấp đôi, khoảng 28km.
Con số này đồng nghĩa, mỗi tháng, một học sinh sẽ đi gần 470 km, còn người đi làm thì di chuyển hơn 828 km. Trung bình, số km di chuyển cả 2 nhóm là 649 km một tháng, gần bằng quãng đường từ Hà Nội vào... Huế.
Nếu tính theo năm, tổng quãng đường di chuyển bằng xe máy của một người là gần 7.800km, vượt quá cả hành trình từ Hà Nội đi Sydney (Australia).
Tổng chi phí vận hành một chiếc xe máy, bao gồm chi phí xăng và bảo dưỡng của một học sinh là xấp xỉ 4,5 triệu đồng, còn của người đi làm là gần 8,5 triệu đồng. Con số thật đáng kinh ngạc. Chỉ mới tuần trước, tôi kinh ngạc không kém khi nghe nhân viên một cửa hàng xe máy báo giá bảo dưỡng xe của tôi là hơn sáu triệu đồng.
Lâu nay, hễ nhắc đến xe máy thì có hai thái độ chính: một "trân trọng" vì nó là cần câu cơm để nhiều người mưu sinh, hai là mong muốn giảm bớt vì những rắc rối mà nó nói riêng và xe cá nhân nói chung mang lại.
Song còn một thái độ thứ ba nữa là chịu đựng vì đang mắc kẹt giữa tiện lợi và rắc rối.Tiện lợi vì không thể nào tìm được phương tiện di chuyển tốt hơn, rẻ hơn, trong khi hệ thống giao thông công cộng chưa hoàn thiện. Rắc rối vì lãng phí thời gian trên đường đi làm, dầm mưa dãi nắng với kẹt xe, tốn số tiền đầu tư ban đầu lớn để mua xe, rồi chi phí xăng, bảo dưỡng... và lớn nhất là hao mòn sức khỏe theo thời gian.
Vậy làm sao để thoát khỏi sự mắc kẹt này? Theo tôi, chúng ta chỉ còn lựa chọn là phương tiện công cộng mà thôi. Rất mong mỏi một ngày nào đó có thể ung dung ngồi trên tàu điện, có thể là vừa nghe nhạc, vừa đọc sách trên đường đi làm hoặc tan ca về nhà.
Thanh Sơn
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.